Các khái liệm căn bản và cấu trúc chương trình
Để học một ngôn ngữ lập trình, tốt nhất bạn hãy bắt đầu từ chương trình “Hello
World”. Dưới đây là chương trình như vậy trong C#:
Giải thích:
Phần đầu của chương trình là các khai báo thư viện với từ khóa using theo sau là tên của thư viện cần khai báo. Toàn bộ chương trình được “đóng gói” trong một namespace. Bạn sẽ rõ hơn về namespace trong các phần sau. Bản thân chương trình trong C# là một lớp (class), như bạn thấy, có tên là Program. Lớp này chứa hàm Main – điểm bắt đầu của chương trình. Hàm Main ở trên chỉ chứa duy nhất một câu lệnh: Console.WriteLine("Hello World!"); Để viết ra màn hình dòng chữ: Hello World
Hàm Main:
Trong C#, hàm Main() được viết ký tự hoa đầu, và có thể trả về giá trị void hay int. Khi chương trình thực thi, CLR gọi hàm Main() đầu tiên, hàm Main() là đầu vào của chương trình, và mỗi chương trình phải có một hàm Main(). Đôi khi chương trình có nhiều hàm Main() nhưng lúc này ta phải xác định các chỉ dẫn biên dịch để CLR biết đâu là hàm Main() đầu vào duy nhất trong chương trình.
Định danh (identifier):
Định danh được sử dụng để đặt cho các đối tượng trong chương trình như: tên biến, tên kiểu dữ liệu, tên hàm, tên lớp, tên thuộc tính, ... Ngôn ngữ lập trình cũng giống như ngôn ngữ tự nhiên, chúng đều có cú pháp và
ngữ nghĩa. Do đó việc đặt tên cho các đối tượng trong chương trình là rất quan trọng, làm sao phải đảm bảo được hai yếu tố: đúng cú pháp và dễ đọc.
ngữ nghĩa. Do đó việc đặt tên cho các đối tượng trong chương trình là rất quan trọng, làm sao phải đảm bảo được hai yếu tố: đúng cú pháp và dễ đọc.
Quy tắc đặt tên:
- Tên (định danh – identifier) là một chuỗi kí tự bắt đầu bằng một chữ cái hoặc dấu gạch nối “ _ “, được dùng để đặt cho các đối tượng trong chương trình (như lớp, thuộc tính, phương thức, biến, kiểu dữ liệu, ...)
- C# phân biệt chữ in hoa và in thường (case sensitive).
Chú ý:
- Tên không được bắt đầu bằng một chữ số.
- Tên không được bắt đầu bằng một chữ số.
- Tên không được trùng với từ khóa.
- Tên không được chứa khoảng trắng
- Tên không được chứa khoảng trắng
Trong việc đặt tên ngoài những quy tắc bắt buộc, các lập trình viên thường tìm cách đặt tên sao cho dễ đọc.
Ví dụ:
Tên của biến (maSanPham) thường được đặt theo cách đặt tên cú pháp lạc đà.
Tên của hàm (DanhSachSanPham) và thuộc tính (ColorBackground) đặt theo cú pháp Pascal.
Tên của biến (maSanPham) thường được đặt theo cách đặt tên cú pháp lạc đà.
Tên của hàm (DanhSachSanPham) và thuộc tính (ColorBackground) đặt theo cú pháp Pascal.